Đ
Đăng Kiên
Guest
Thành tựu giai đoạn 2018 – 2023
Tại Hội thảo, Cục Thủy sản cho biết, trong giai đoạn 2018 – 2023, ngành tôm Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhờ sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ và việc triển khai Quyết định 79/QĐ-TTg. Số lượng cơ sở sản xuất giống tôm tăng đáng kể, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn đảm bảo chất lượng để phục vụ cho xuất khẩu. Sản lượng tôm nước lợ cũng ghi nhận mức tăng trưởng ổn định, diện tích nuôi được mở rộng tại các vùng trọng điểm như Sóc Trăng, Bạc Liêu, và Cà Mau.
Các sản phẩm tôm của Việt Nam ngày càng đa dạng, đạt tiêu chuẩn quốc tế như ASC, GlobalGAP và các chứng nhận khác, đáp ứng tốt nhu cầu khắt khe của thị trường. Sự đa dạng hóa này giúp ngành tôm giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
Các sản phẩm tôm của Việt Nam ngày càng đa dạng, đạt tiêu chuẩn quốc tế như ASC, GlobalGAP và các chứng nhận khác, đáp ứng tốt nhu cầu khắt khe của thị trường. Sự đa dạng hóa này giúp ngành tôm giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
Dù thu hoạch có sản lượng nhưng lợi nhuận của người nuôi ở vụ tôm năm nay là không cao. Ảnh: XT
Tuy nhiên, ngành cũng ghi nhận những khó khăn không nhỏ trong quá trình phát triển, khi dịch bệnh tôm vẫn là thách thức lớn và việc kiểm soát hạ tầng chưa đạt yêu cầu ở một số khu vực nuôi tôm.
Dịch bệnh nhiều, giá thấp
Phân tích về cơ cấu giá thành và hiệu quả của các mô hình nuôi tôm, TS Phan Thanh Lâm, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II cho biết, đối với các mô hình nuôi quảng canh hay quảng canh cải tiến, phần chi phí lớn nhất chủ yếu là con giống và cải tạo ao. Tuy nhiên, do nguồn thức ăn tự nhiên không đủ cho suốt thời gian nuôi nên năng suất tôm đạt thấp, lợi nhuận không cao.
Riêng đối với mô hình thâm canh và siêu thâm canh thì phần chi phí cho thức ăn chiếm rất lớn, phổ biến từ 60% tổng chi phí vụ nuôi trở lên. Chi phí thức ăn cao trong khi tình hình dịch bệnh trên tôm, nhất là bệnh phân trắng, bệnh tôm chậm lớn,… liên tục xuất hiện, cộng thêm giá tôm giảm mạnh khiến nhiều hộ nuôi tôm bị thua lỗ, phải ngưng nuôi gây thiếu hụt tôm nguyên liệu vào giai đoạn cao điểm.
Không chỉ có người nuôi nhỏ lẻ, mà ngay cả những doanh nghiệp có diện tích nuôi tôm lớn đều có chung phản ánh, rằng tỷ lệ tôm nuôi thành công thấp có nguyên nhân lớn nhất từ tôm giống nhiễm bệnh.
Riêng đối với mô hình thâm canh và siêu thâm canh thì phần chi phí cho thức ăn chiếm rất lớn, phổ biến từ 60% tổng chi phí vụ nuôi trở lên. Chi phí thức ăn cao trong khi tình hình dịch bệnh trên tôm, nhất là bệnh phân trắng, bệnh tôm chậm lớn,… liên tục xuất hiện, cộng thêm giá tôm giảm mạnh khiến nhiều hộ nuôi tôm bị thua lỗ, phải ngưng nuôi gây thiếu hụt tôm nguyên liệu vào giai đoạn cao điểm.
Không chỉ có người nuôi nhỏ lẻ, mà ngay cả những doanh nghiệp có diện tích nuôi tôm lớn đều có chung phản ánh, rằng tỷ lệ tôm nuôi thành công thấp có nguyên nhân lớn nhất từ tôm giống nhiễm bệnh.
Lợi nhuận chưa tương xứng sản lượng
Theo ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau, kế hoạch sản lượng tôm nuôi và kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2024 của Cà Mau khả năng đạt là rất cao. Còn trên bình diện chung của cả nước, xuất khẩu tôm trong 10 tháng qua cũng đã đạt 3,2 tỷ USD, tăng 13% so cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận trong toàn chuỗi thì lại không đạt như kỳ vọng, thậm chí có nhiều hộ, trang trại và doanh nghiệp bị thua lỗ do giá tôm giảm thấp trong thời gian dài cũng như tình hình dịch bệnh làm cho tôm chậm lớn. Đây thật sự là thách thức, khó khăn mà ngành tôm đang đối mặt và rất cần có giải pháp hóa giải.
Nhìn nhận ngành tôm vẫn còn quá khó, ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang, chỉ rõ, điểm yếu lớn nhất của ngành tôm chúng ta hiện nay chính là đa số lấy nghề nuôi tôm làm sinh kế chứ không phải đầu tư nuôi tôm để làm kinh tế. Mà đã là sinh kế thì kiểu gì họ cũng phải thả nuôi, bởi không nuôi thì cũng không biết làm gì để sống.
“Ngành tôm là một trong những ngành lớn nhưng với tình trạng mạnh ai nấy làm như hiện nay thì sẽ không bền vững. Do đó, tôi đề nghị, Cục Thủy sản phải là nhạc trưởng, lấy 4 tỉnh nuôi tôm trọng điểm là: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang và Sóc Trăng làm trung tâm liên kết để hình thành nên một chuỗi liên kết hoàn chỉnh giữa tất cả các bên liên quan và giữa các tỉnh với nhau”, ông Thao đề xuất.
Trước những khó khăn ngành tôm gặp phải, Sở NN&PTNT các tỉnh đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ. Theo đó, các tỉnh kiến nghị đẩy mạnh đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là trong xử lý chất thải và nước thải. Điều này không chỉ giúp tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường mà còn đảm bảo tính bền vững trong sản xuất.
Xây dựng mô hình quản lý cộng đồng vùng nuôi tập trung áp dụng tiêu chuẩn sản xuất thủy sản bền vững như: GlobalGAP, VietGAP, tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt (BAP), nuôi trồng thủy sản hữu cơ, nuôi sinh thái và các tiêu chuẩn quốc tế khác theo yêu cầu thị trường xuất khẩu.
Ngoài ra cũng cần đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là xử lý chất thải và nước thải trong quá trình sản xuất để bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tương ứng với loại hình nuôi. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư chuyển giao công nghệ, xây dựng các cơ sở vật tư, thiết bị, cung ứng dịch vụ trong nước được chủ động sản xuất và giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nuôi trồng thủy sản.
Thực hiện có hiệu quả việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, thường xuyên cảnh báo về giá cả thị trường, như: Giá tôm nguyên liệu; giá thuốc, thức ăn, vật tư thủy sản,… đến người dân để có kế hoạch nuôi và thu hoạch đạt lợi nhuận cao.
Nhìn nhận ngành tôm vẫn còn quá khó, ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang, chỉ rõ, điểm yếu lớn nhất của ngành tôm chúng ta hiện nay chính là đa số lấy nghề nuôi tôm làm sinh kế chứ không phải đầu tư nuôi tôm để làm kinh tế. Mà đã là sinh kế thì kiểu gì họ cũng phải thả nuôi, bởi không nuôi thì cũng không biết làm gì để sống.
“Ngành tôm là một trong những ngành lớn nhưng với tình trạng mạnh ai nấy làm như hiện nay thì sẽ không bền vững. Do đó, tôi đề nghị, Cục Thủy sản phải là nhạc trưởng, lấy 4 tỉnh nuôi tôm trọng điểm là: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang và Sóc Trăng làm trung tâm liên kết để hình thành nên một chuỗi liên kết hoàn chỉnh giữa tất cả các bên liên quan và giữa các tỉnh với nhau”, ông Thao đề xuất.
Tại Hội thảo, các chuyên gia dự báo những tháng cuối năm, ngành tôm vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua. Sản xuất tôm toàn cầu tăng trở lại cuối năm 2024, đến năm 2025 duy trì ổn định. Tôm sú sẽ tiếp tục được nuôi và phát triển mạnh trở lại (Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ). Cạnh tranh gay gắt giữa các nước sản xuất tôm, khi một số nước tiêu thụ tôm có chiến lược phát triển thủy sản nội địa, tăng yêu cầu về chất lượng.
Giải pháp tháo gỡ
Trước những khó khăn ngành tôm gặp phải, Sở NN&PTNT các tỉnh đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ. Theo đó, các tỉnh kiến nghị đẩy mạnh đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là trong xử lý chất thải và nước thải. Điều này không chỉ giúp tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường mà còn đảm bảo tính bền vững trong sản xuất.
Xây dựng mô hình quản lý cộng đồng vùng nuôi tập trung áp dụng tiêu chuẩn sản xuất thủy sản bền vững như: GlobalGAP, VietGAP, tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt (BAP), nuôi trồng thủy sản hữu cơ, nuôi sinh thái và các tiêu chuẩn quốc tế khác theo yêu cầu thị trường xuất khẩu.
Ngoài ra cũng cần đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là xử lý chất thải và nước thải trong quá trình sản xuất để bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tương ứng với loại hình nuôi. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư chuyển giao công nghệ, xây dựng các cơ sở vật tư, thiết bị, cung ứng dịch vụ trong nước được chủ động sản xuất và giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nuôi trồng thủy sản.
Thực hiện có hiệu quả việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, thường xuyên cảnh báo về giá cả thị trường, như: Giá tôm nguyên liệu; giá thuốc, thức ăn, vật tư thủy sản,… đến người dân để có kế hoạch nuôi và thu hoạch đạt lợi nhuận cao.
Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản
Chủ động tạo mạng lưới liên kết
Ngành tôm Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, như: Dịch bệnh trong nuôi trồng; Giá thành sản xuất, chi phí thức ăn và thuốc thú y cho tôm còn khá cao. Cùng đó, việc kiểm soát chi phí chưa thực sự hiệu quả dẫn đến giá tôm chưa đủ cạnh tranh so với các nước khác. Do đó, khuyến khích các địa phương và doanh nghiệp cần chủ động tạo mạng lưới liên kết giữa hiệp hội nuôi tôm ở các tỉnh để tăng cường hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong giai đoạn khó khăn. Mạng lưới này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ phương pháp nuôi tôm hiệu quả, đồng thời giúp tăng cường sự đoàn kết và phát triển của ngành.
Ông Võ Văn Phục, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam
Cần hiểu được quy luật thị trường
Giá tôm tới đây sẽ khó có khả năng quay về mức cao như trước, nên người nuôi cần có kiến thức, khoa học công nghệ để làm sao đưa giá thành tôm cỡ trung về mức 90.000 - 100.000 nghìn đồng/kg thì mới cạnh tranh được. Chúng ta không thể đòi hỏi giá tôm cao được vì giá tôm được hình thành theo cung - cầu thị trường. Hiện tại giá tôm cao một phần là do người dân không nuôi nữa trong khi nhu cầu chế biến xuất khẩu lại cao. Đây là quy luật của thị trường nên chúng ta phải chấp nhận và người nuôi tôm cũng cần hiểu được quy luật này để biết được mùa nào nên thả giống nhiều, mùa nào nên thả ít.
Chủ động tạo mạng lưới liên kết
Ngành tôm Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, như: Dịch bệnh trong nuôi trồng; Giá thành sản xuất, chi phí thức ăn và thuốc thú y cho tôm còn khá cao. Cùng đó, việc kiểm soát chi phí chưa thực sự hiệu quả dẫn đến giá tôm chưa đủ cạnh tranh so với các nước khác. Do đó, khuyến khích các địa phương và doanh nghiệp cần chủ động tạo mạng lưới liên kết giữa hiệp hội nuôi tôm ở các tỉnh để tăng cường hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong giai đoạn khó khăn. Mạng lưới này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ phương pháp nuôi tôm hiệu quả, đồng thời giúp tăng cường sự đoàn kết và phát triển của ngành.
Ông Võ Văn Phục, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam
Cần hiểu được quy luật thị trường
Giá tôm tới đây sẽ khó có khả năng quay về mức cao như trước, nên người nuôi cần có kiến thức, khoa học công nghệ để làm sao đưa giá thành tôm cỡ trung về mức 90.000 - 100.000 nghìn đồng/kg thì mới cạnh tranh được. Chúng ta không thể đòi hỏi giá tôm cao được vì giá tôm được hình thành theo cung - cầu thị trường. Hiện tại giá tôm cao một phần là do người dân không nuôi nữa trong khi nhu cầu chế biến xuất khẩu lại cao. Đây là quy luật của thị trường nên chúng ta phải chấp nhận và người nuôi tôm cũng cần hiểu được quy luật này để biết được mùa nào nên thả giống nhiều, mùa nào nên thả ít.
Xuân Trường
The post Hiệu quả chưa tương xứng appeared first on Tạp chí Thủy sản Việt Nam.
Xem tiếp...