Đ
Đăng Kiên
Guest
(Trần Quốc Nam, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh)
Trả lời:
Khi điều khiển tàu tránh, trú bão, trong cabin lái, ngoài thuyền trưởng, ít nhất luôn luôn phải có từ 1 – 2 người có khả năng lái tàu cùng trực, trong hầm máy phải có ít nhất 2 người trực liên tục. Trong mọi trường hợp, không được lái hoặc để cho tàu trôi xuôi theo hướng gió vì bão sẽ cuốn tàu vào gần tâm bão hơn. Trong trường hợp không may tàu mất khả năng điều động (do máy tàu bị hỏng hoặc do trục gãy, rơi chân vịt), tại vị trí độ sâu nhỏ hơn hoặc bằng 1/7 chiều dài dây neo thì phải thả neo ngay; trường hợp độ sâu lớn, cố định lái ở vị trí 00, thả neo dù để tàu trôi theo nước. Bên cạnh đó, phải liên lạc khẩn cấp với các tàu khác đặc biệt là tàu cùng tổ, đội đang ở trong khu vực và với đài trực canh ven bờ để được ứng cứu khẩn cấp.
Trường hợp không thể đưa kịp tàu về vùng biển của Việt Nam mà phải vào vùng biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác để tránh trú bão, trước khi vào trú bão, thuyền trưởng phải điện báo ngay cho cơ quan chức năng của Việt Nam biết các thông tin sau: Tên tàu, tên Thuyền trưởng/Chủ tàu; Số hiệu tàu, số người trên tàu; Vị trí tại điểm liên lạc (vĩ độ, kinh độ); Thông tin về tàu (đăng ký, chiều dài tàu, tổng công suất máy chính); Vị trí (vĩ độ, kinh độ) vùng biển của nước, vùng lãnh thổ dự kiến đưa tàu đến. Sau khi vào nơi trú đậu an toàn, phải thông báo cho cơ quan chức năng của Việt Nam biết các thông tin như trên. Khi vào lánh nạn, thuyền viên trên tàu phải tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan khác của nước sở tại.
Trong trường hợp khẩn cấp, sử dụng các tín hiệu báo hiệu tàu bị nạn cần trợ giúp theo Luật tránh va, như: Dùng vô tuyến điện báo phát ra tín hiệu moóc sơ SOS; dùng bất kỳ một thiết bị phát tín hiệu sa mù nào đó để phát ra âm thanh liên tục,… Ban ngày treo một tín hiệu gồm một cờ hình vuông ở bên trên hay bên dưới một quả cầu hoặc một vật có hình cầu hoặc treo cờ chữ U; ban đêm dùng đèn phát các tín hiệu bất thường, khác các tín hiệu hàng hải trên tàu để kêu gọi sự chú ý,…
Trả lời:
Khi điều khiển tàu tránh, trú bão, trong cabin lái, ngoài thuyền trưởng, ít nhất luôn luôn phải có từ 1 – 2 người có khả năng lái tàu cùng trực, trong hầm máy phải có ít nhất 2 người trực liên tục. Trong mọi trường hợp, không được lái hoặc để cho tàu trôi xuôi theo hướng gió vì bão sẽ cuốn tàu vào gần tâm bão hơn. Trong trường hợp không may tàu mất khả năng điều động (do máy tàu bị hỏng hoặc do trục gãy, rơi chân vịt), tại vị trí độ sâu nhỏ hơn hoặc bằng 1/7 chiều dài dây neo thì phải thả neo ngay; trường hợp độ sâu lớn, cố định lái ở vị trí 00, thả neo dù để tàu trôi theo nước. Bên cạnh đó, phải liên lạc khẩn cấp với các tàu khác đặc biệt là tàu cùng tổ, đội đang ở trong khu vực và với đài trực canh ven bờ để được ứng cứu khẩn cấp.
Trường hợp không thể đưa kịp tàu về vùng biển của Việt Nam mà phải vào vùng biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác để tránh trú bão, trước khi vào trú bão, thuyền trưởng phải điện báo ngay cho cơ quan chức năng của Việt Nam biết các thông tin sau: Tên tàu, tên Thuyền trưởng/Chủ tàu; Số hiệu tàu, số người trên tàu; Vị trí tại điểm liên lạc (vĩ độ, kinh độ); Thông tin về tàu (đăng ký, chiều dài tàu, tổng công suất máy chính); Vị trí (vĩ độ, kinh độ) vùng biển của nước, vùng lãnh thổ dự kiến đưa tàu đến. Sau khi vào nơi trú đậu an toàn, phải thông báo cho cơ quan chức năng của Việt Nam biết các thông tin như trên. Khi vào lánh nạn, thuyền viên trên tàu phải tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan khác của nước sở tại.
Trong trường hợp khẩn cấp, sử dụng các tín hiệu báo hiệu tàu bị nạn cần trợ giúp theo Luật tránh va, như: Dùng vô tuyến điện báo phát ra tín hiệu moóc sơ SOS; dùng bất kỳ một thiết bị phát tín hiệu sa mù nào đó để phát ra âm thanh liên tục,… Ban ngày treo một tín hiệu gồm một cờ hình vuông ở bên trên hay bên dưới một quả cầu hoặc một vật có hình cầu hoặc treo cờ chữ U; ban đêm dùng đèn phát các tín hiệu bất thường, khác các tín hiệu hàng hải trên tàu để kêu gọi sự chú ý,…
Ban KHKT
The post Làm gì khi tàu gặp bão khi chưa kịp quay về bến neo đậu? appeared first on Tạp chí Thủy sản Việt Nam.
Xem tiếp...