Đ
Đăng Kiên
Guest
Dịch bệnh giảm
Trong đó có 281 ha bị dịch bệnh, 3,9 ha bị thiệt hại nhưng không rõ nguyên nhân. So cùng kỳ năm 2023, bệnh giảm cả về phạm vi (giảm 8%) và diện tích (giảm 31%) bị dịch bệnh.
Bệnh xảy ra trên địa bàn các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, TP Cần Thơ và Vĩnh Long. Cá chủ yếu bị bệnh gan thận mủ và xuất huyết ngoài ra, cá còn bị một số bệnh khác như ký sinh trùng, trương bóng hơi, vàng da, trắng gan trắng mang, trắng đuôi, thối đuôi, phù đầu.
Bệnh xảy ra trên địa bàn các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, TP Cần Thơ và Vĩnh Long. Cá chủ yếu bị bệnh gan thận mủ và xuất huyết ngoài ra, cá còn bị một số bệnh khác như ký sinh trùng, trương bóng hơi, vàng da, trắng gan trắng mang, trắng đuôi, thối đuôi, phù đầu.
– Bệnh gan thận mủ: Có 126,2 ha nuôi cá tại 38 xã, 16 huyện của 4 tỉnh Đồng Tháp (32,8 ha), An Giang (72,7 ha) và Vĩnh Long (20,5 ha), TP Cần Thơ (0,18 ha).
– Bệnh xuất huyết: Có 146,8 ha nuôi cá tại 52 xã, 19 huyện của 3 tỉnh Đồng Tháp (49,4 ha), An Giang (39,4 ha) và Vĩnh Long (58 ha).
– Các bệnh khác: Có 66,5 ha cá tra bị thiệt hại do ký sinh trùng (21,43 ha), vàng da (12,7 ha), trương bóng hơi (2,8 ha), lở loét (4,5 ha), trắng gan, trắng mang (7,2 ha), thối đuôi (0,5 ha), phù đầu (17,4 ha).
– Bệnh xuất huyết: Có 146,8 ha nuôi cá tại 52 xã, 19 huyện của 3 tỉnh Đồng Tháp (49,4 ha), An Giang (39,4 ha) và Vĩnh Long (58 ha).
– Các bệnh khác: Có 66,5 ha cá tra bị thiệt hại do ký sinh trùng (21,43 ha), vàng da (12,7 ha), trương bóng hơi (2,8 ha), lở loét (4,5 ha), trắng gan, trắng mang (7,2 ha), thối đuôi (0,5 ha), phù đầu (17,4 ha).
Phòng bệnh tổng hợp
Theo Cục Thú y, các bệnh trên cá tra như gan thận mủ, xuất huyết, ký sinh trùng,… tuy không gây thiệt hại lớn tại một thời điểm nuôi; nhưng tính chung trong cả vụ nuôi thì thiệt hại do các bệnh này gây ra là rất lớn; đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, biến đổi khí hậu, thời tiết tiếp tục có diễn biến phức tạp, các hiện tượng thời tiết cực đoan như: Nắng nóng kéo dài, mưa lũ, bão lụt, xâm nhập mặn,… làm môi trường nuôi bị thay đổi nhanh và tác động xấu đến sức khỏe cá nuôi, tạo thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển và gây bệnh. Do vậy, người nuôi cần lưu ý triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tổng hợp, bao gồm:
– Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh được quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024 sửa đổi, bổ sung Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT và các biện pháp tổng hợp trong “Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 – 2030” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021, đặc biệt là tổ chức giám sát dịch bệnh và xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.
– Tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm cá mắc bệnh, cá chết để xử lý, trường hợp cá bị chết nhiều, chết bất thường với tỷ lệ cao cần phải lấy mẫu gửi xét nghiệm để xác định nguyên nhân;
– Tuyệt đối tuân thủ quy trình nuôi, mật độ thả nuôi, quy trình xử lý nước thải, chất thải và tăng cường chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho cá.
– Tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, men vi sinh, chế phẩm tăng cường chức năng của gan, thận, đường ruột cho cá.
– Khuyến khích sử dụng vaccine phòng bệnh cho cá nhằm chủ động trong phòng một số bệnh nguy hiểm trên cá tra, hạn chế lạm dụng kháng sinh và nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh.
– Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh được quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024 sửa đổi, bổ sung Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT và các biện pháp tổng hợp trong “Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 – 2030” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021, đặc biệt là tổ chức giám sát dịch bệnh và xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.
– Tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm cá mắc bệnh, cá chết để xử lý, trường hợp cá bị chết nhiều, chết bất thường với tỷ lệ cao cần phải lấy mẫu gửi xét nghiệm để xác định nguyên nhân;
– Tuyệt đối tuân thủ quy trình nuôi, mật độ thả nuôi, quy trình xử lý nước thải, chất thải và tăng cường chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho cá.
– Tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, men vi sinh, chế phẩm tăng cường chức năng của gan, thận, đường ruột cho cá.
– Khuyến khích sử dụng vaccine phòng bệnh cho cá nhằm chủ động trong phòng một số bệnh nguy hiểm trên cá tra, hạn chế lạm dụng kháng sinh và nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh.
Nguyễn Hằng
The post Phòng chống dịch bệnh trên cá tra appeared first on Tạp chí Thủy sản Việt Nam.
Xem tiếp...